Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Phòng viêm họng ở trẻ em

Hỏi: Con tôi năm nay 5 tuổi, thường bị viêm họng, đi khám bác sĩ, điều trị vài ngày thì khỏi, sau đó lại bị tái lại. Vậy tôi xin hỏi, làm cách nào để phòng bệnh cho cháu?

(Lưu Trần Bích L. - Đồng Nai)

Trả lời: Ở điều kiện sinh lý bình thường, họng là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới, giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp, thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc. Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer, với chức năng là sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, giống như cấu trúc của hạch bạch huyết, mà các nhà khoa học gọi là amidan. Họng với nhiều chức năng sinh lý khác nhau như: nuốt, thở, phát âm, vị giác… là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống, cho nên là nơi rất thuận lợi cho virút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng ở trẻ em, bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong số lần khám tại các phòng khám nhi khoa.

Về nguyên nhân, viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện do vi khuẩn như: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng hay virút gây nên như: virút cúm, sởi…

Phòng viêm họng ở trẻ em

Về phòng bệnh, trước hết bạn cần vệ sinh họng, răng, miệng cho bé hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng; khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi... Cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa, uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian. Không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc. Cần đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để tránh khói - bụi. Tránh cho bé uốngnước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo, hay ăn kem; với phòng ngủ cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ lý tưởng cho bé là khoảng 24 - 260C. Nếu sử dụng quạt, nên cho bé nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp bé dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Tập cho bé thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, cân bằng và đủ dưỡng chất. Tránh tập trung nơi đông người khi có dịch bệnh, nhất là bệnh cúm; tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi…

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần

Bệnh tay chân miệng   (TCM) hiện nay là bệnh rất dễ mắc nhất là trẻ dưới 3 tuổi, gây nhiều tác hại đến đến sức khỏe của trẻ, nhất là những t...